Phần trước chúng ta đã tìm hiểu về “Các chỉ báo trên mặt máy“. Phần tiếp theo sau đây khi hiểu rõ các phím chức năng cũng như thông tin từ máy qua các chỉ báo, người sử dụng dễ dàng thao tác sao chụp theo các hướng dẫn dưới đây.

Nạp giấy vào các khay chứa giấy: cần thiết phải đặt giấy vào khay đúng theo mã và hướng.

Mở công tắc chính cho máy photo khởi động, chờ đến khi chỉ báo cho phép chụp sáng lên(thời gian chờ dài hay ngắn tùy từng loại máy).

Đặt bản gốc trên mặt kiếng bản gốc(hoặc trên DF nếu có).

Chọn số lượng bản cần sao chụp(dùng các phím số để nhập).

Chọn khay giấy thích hợp(dùng phím chọn khay giấy).

Chọn tỷ lệ phóng thu theo nhu cầu(dùng phím phóng to hoặc thu nhỏ hoặc thêm phím Zoom nếu cần thiết).

Tùy theo kinh nghiệm mà điều chỉnh các phím chỉnh mật độ hình ảnh (đậm/nhạt hoặc tự động Auto ID).

Ấn phím chụp để bắt đầu việc sao chụp.

Thông thường, máy Photocopy dù có là máy mới nhưng trong khi sao chụp vẫn xuất hiện các trục trặc và người sử dụng sẽ dựa vào các thông tin hiển thị thông qua các chỉ báo trên mặt máy có cách xử lý đúng cách.

Khi chỉ báo kẹt giấy sáng lên: cần phối hợp quan sát chỉ báo vị trí kẹt giấy để rút tờ giấy kẹt ra ngoài(thường nhà máy sẽ dán sẵn các bảng hướng dẫn lấy giấy kẹt ra ở mặt trong các nắp cửa trước), cần cẩn thận khi phải thao tác ở khu vực chung quanh Drum.

Khi các chỉ báo bổ sung(toner, giấy, dầu silicone) sáng lên, cần theo các chỉ dẫn trong bảng hướng dẫn(thường dán ở mặt trong nắp cửa trước) mà thực hiện cho đúng cách.

Khi xuất hiện chỉ báo hỏng, cần quan sát mã báo hỏng(service call code hoặc user code) kèm theo để xác định khu vực hư hỏng mà giải tỏa chính xác nguyên nhân hư hỏng( nếu chưa có kinh nghiệm cần phải mời KTV nơi bạn thuê máy Photocopy đến để giúp đỡ). Cũng cần nói rõ thường có 2 loại mã báo hỏng(một loại cần có KTV để giải tóa; loại khác chỉ cần người sử dụng máy có kinh nghiệm là đủ).

Hình mẫu các phím chức năng

Hình mẫu các chỉ báo

Hình mẫu các chỉ báo

Hotline: 0908.113.115